|
Ngư lôi |
1. Ngư lôi
Ngư lôi (Torpedo- cá đuối điện) là một loại vũ khí hải quân tự chuyển động dưới nước, tự
chuyển động đến mục tiêu, mang theo lượng nổ để tiêu diệt tàu ngầm, tàu nổi, đánh phá các hải cảng, vịnh, âu tàu…Có nhiều cách phân loại ngư lôi:
chuyển động đến mục tiêu, mang theo lượng nổ để tiêu diệt tàu ngầm, tàu nổi, đánh phá các hải cảng, vịnh, âu tàu…Có nhiều cách phân loại ngư lôi:
Dạng động cơ: Ngư lôi khí nén, ngư lôi điện và ngư lôi phản lực.
Dạng lượng nổ: Ngư lôi thông thường, ngư lôi hạt nhân.
Đặc tính điều khiển: Ngư lôi tự dẫn, ngư lôi điều khiển ngoài và ngư lôi chạy thẳng.
Với kích thước dài khoảng 2.6 – 9m, ngư lôi thường mang hai ngòi nổ, ngòi nổ tiếp xúc hoạt động khi chạm vào thành tàu, và ngòi nổ không tiếp xúc, gây nổ khi chịu tác động của các trường vật lý khác nhau. Ngư lôi được lấp các hệ máy móc phức tạp cho phép tự động lái ngư lôi theo hướng và độ sâu định trước.
Ngư lôi ngày nay có hình trụ rất dài, có máy tự đẩy và mang theo đầu đạn chứa nhiều thuốc nổ. Ngư lôi mang đầu đạn từ vài chục, vài trăm kilôgram đến nhiều tấn, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Ngư lôi cũng được dùng như một thành phần của vũ khí khác.
§ Các tên lửa phóng từ tàu ngầm dùng ngư lôi đẩy lên mặt nước trước khi phóng.
§ Các tên lửa chống ngầm mang đến khu vực có mục tiêu một phao nổi và ngư lôi nối với nhau bởi dây dẫn, qua đó điều khiển được ngư lôi.
§ Một số loại thủy lôi có đầu đạn ngư lôi. Khi phát hiện ra mục tiêu phần ngư lôi lao đến tiêu diệt.
10 trái ngư lôi của Petya-III |
Mặc dù đã có vũ khí tên lửa, song trong tác chiến chống ngầm ngư lôi vẫn là phương tiện đánh tàu ngầm chủ yếu, không thể thay thế. Đã xuất hiện dạng ngư lôi vạn năng có thể diệt cả tàu nổi lẫn tàu ngầm. Một phát triển khác như tên lửa mang đầu đạn là một quả ngư lôi để diệt tàu ngầm ở một cự ly rất lớn.
2. Thủy lôi
Thủy lôi (Seamine), còn gọi là mìn nước, mìn hải quân, là loại vũ khí diệt tàu ngầm, tàu nổi và các loại tàu chiến khác hoặc gây khó khăn cho hoạt động của chúng. Thủy lôi có thể mang lượng nổ thông thường hoặc lượng nổ hạt nhân.
Thủy lôi do quân đội Đức thả ngoài khơi Australia |
Do được thả trong nước, để tránh sự dịch chuyển do tác động của các dòng nước xô đẩy từ các phía, thủy lôi thường có dạng tròn. Ngoài ra, để gia tăng tính cố định cho thủy lôi, một số dây cột được sử dụng giữ thủy lôi lơ lửng trong nước, không nổi lên bề mặt để dễ bị phát hiện nhưng cũng không chìm dưới đáy sông hay biển khiến hiệu quả bị suy giảm. Cũng vì được thả ngầm trong nước, xác suất để va chạm với tàu thuyền khá nhỏ, thủy lôi hiện đại phải thiết kế thêm thiết bị cảm ứng để tự bị kích nổ khi tàu thuyền đến gần, và thường có kích thước lớn, chứa một lượng nổ rất mạnh. Các đầu nổ của thủy lôi thường dựa vào cảm ứng với tác động mạnh của làn nước, với kim loại, với từ trường khi tàu thuyền đi qua v.v.
Thủy lôi Hertz |
Thủy lôi thường được thả nhiều, tạo thành những bãi mìn ngầm dưới mặt nước biển rất nguy hiểm, nhằm phong tỏa các khu vực trọng yếu, như các luồng tàu thuyền của đối phương, các bến cảng.
3. Súng trường
Súng trường (rifle)là loại súng cá nhân nòng dài, dùng để diệt mục tiêu trong tầm nhìn (đến 2000m). Súng dùng năng lượng thuốc phóng (hóa năng) để đưa vật sát thương – đầu đạn tới mục tiêu.
Súng trường AK-47 |
Ở súng trường hiện đại thường dùng nòng có rãnh xoắn, có khả năng tự động nạp đạn và bắn liên thanh. Có nhiều loại sung trường khác nhau. Thông dụng hơn cả là sung trường xung kích. Ngoài ra, còn có súng trường kỵ binh – hay súng carbine (các bin) và một số súng chuyên dụng khác. Theo đặc điểm có hai loại:
§ Súng trường bán tự động (khoảng 1890): Những súng trường bán tự động đầu tiên, có cơ cấu bắn liên thanh hoặc nhờ lực giật lùi hoặc nhờ khí đốt, đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 14.
§ Súng trường bắn các góc (thế kỷ 14): Nguời ta không biết ai phát minh ra loại súng trường bắn các góc. Có thể một người đi săn nào đó đã uốn cong nòng súng của mình. Ít nhất là từ thế kỷ 14 người ta đã thấy loại súng này ở miền Tây nước Pháp. Nó cho phép bắn thú săn mà không cần phải lộ ra
Súng trường M1903 Springfield |
4. Súng ngắn
Súng ngắn là loại hỏa khí tự vệ cá nhân, dùng để chiến đấu ở cự ly gần vài chục mét trở lại. Súng ngắn thường dùng đạn đầu tày, cỡ đạn trong khoảng 9-12 mm. Súng ngắn có trọng lượng nhỏ, thường dưới 1kg.
Súng ngắn hiện đại là súng có nòng rãnh, có khả năng nạp đạn tự động, một số mẫu có khả năng bắn liên thanh gọi là súng liên thanh.. Gồm 2 loại:
Súng ngắn ổ xoay: Súng ngắn ổ xoay là loại súng ngắn nạp đạn theo nguyên tắc: "băng đạn" là một vòng tròn trên đó lắp các viên đạn- thường từ 5 đến 6 viên, có thể xoay đều, khi kim hỏa của búa đập đập vào hạt nổ của viên đạn thì đồng thời có một cơ cấu giúp nó đẩy băng đạn xoay một góc độ nhất định để sau đó búa đập sẵn sàng đập vào hạt nổ của viên đạn kế tiếp.
Súng ngắn ổ xoay |
Súng ngắn phản lực: Súng ngắn phản lực hoạt động khác hẳn, lợi dụng phản lực của thuốc đạn khi kim hỏa đập vào hạt nổ gây nổ tạo năng lượng đẩy đầu đạn bay đi, đồng thời đẩy khóa nòng - bộ phận có tác dụng giữ nòng súng và kim hỏa, nạp đạn... - về phía sau, khi trượt qua viên đạn trong băng đạn sẽ kéo viên đạn này vào vị trí sẵn sàng.
Súng ngắn Makarov |
5. Súng tiểu liên
Súng tiểu liên là hỏa khí tự động (liên thanh) cá nhân, dùng để chống mục tiêu sinh lực ở cự ly gần, khoảng 200m trở lại.
Đặc điểm đầu tiên làm cho tiểu liên khác với súng trường do nó có băng đạn rời chứa được nhiều đạn hơn (từ 20 viên trở lên) súng trường (không quá 15 viên). Nòng súng tiểu liên thường dài không quá 500 mm trong khi nòng súng trường có độ dài từ 650 mm (súng thường) đến 1000 mm (súng trường bắn tỉa).
Súng tiểu liên Khaybar KH2002 của Iran |
Cơ chế vận hành của tiẻu liên đều dựa trân nguyên tắc khóa nòng tự lùi để lên đạn bằng lò so đẩy về và tự điểm hỏa bằng lò so búa đập để qua kim hoả, kích thích hạt nổ.
6. Súng cối
Súng cối (Mortar- pháo cối) là loại pháo nòng ngắn, tầm gần, góc bắn cao. Do góc bắn cao, súng cối không cần hệ thống kim hỏa và giảm giật phức tặp. Nòng sóng thường nhẫn, và được nạp đạn từ đầu nòng.
Đặc điểm của súng cối là pháo nòng nhẵn không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo.
Đạn súng cối là loại đạn có sơ tốc lực đẩy nhỏ không có cáp tút (tiếng Pháp: cartouche). Chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ để tác chiến đánh gần và rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Và vì có khối lượng nhỏ nên nó cũng là loại pháo trợ chiến cho bộ binh rất thông dụng và hiệu quả.
Bộ binh thường mang súng cối đi theo đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Súng cối khác với các loại súng pháo khác là thường nạp đạn từ phía trước nòng điều này cho phép thao tác bắn rất đơn giản, bắn rất nhanh.
Súng cối Mallet cỡ nòng 915mm Pháo đài Nelson -Anh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét