Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Kiến trúc sư nổi tiếng thời đại Phục Hưng




Nhà thờ Santa Maria del Fiore (Duomo)
Nhà thờ Santa Maria del Fiore (Duomo)

Các kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời kỳ Phục Hưng Italya phải kể đến là:
Ø                                                     Brunelleschi

Ø                                                     Albeti
Ø                                                     Bartolomeo
Ø                                                     Bramante
Ø                                                     Michelangelo
Ø                                                     Palladio
1. Filippo Brunelleschi (1377-1446)

          Là kiến trúc sư lớn nhất của nền kiến trúc Phục Hưng tiền kỳ. Ông là tác giả của Dục Anh, Viện Florence (xây dựng vào những năm 1421-1424) và là người lợp chiếc vòm mái nổi tiếng  của nhà thờ Florence (vào năm 1436).



Filippo Brunelleschi
Filippo Brunelleschi (1377-1446)
         Brunelleschi  là một người đa năng: một kỹ sư tài ba, một kiến trúc sư, họa gia kiệt xuất.
         Trước Brunelleschi, ngôi nhà thờ lớn  Santa Maria des Fiori ở Florence xây dựng đầu thế kỷ XIV chưa có ai thiết kế và xây dựng nổi chiếc mái vòm đồ sộ của nó. Chính Brunelleschi với kỹ thuật lỗi lạc, đã táo bạo úp lên phần chính hình tròn 6 cạnh của nhà thờ cái mái vòm đồ sộ từ trên độ cao 600m. Đây là một ví dụ mẫu mực cho hàng loạt mái vòm khác của thời đại này.



Duomo
Mặt tiền nhà thờ Duomo
          Alberti (1404-1472), kiến trúc sư, nhà lý thuyết kiến trúc ra đời sau Brunelleschi ít lâu đã phải thừa nhận tài năng của kiến trúc sư-họa sĩ của Brunelleschi như sau: “Tôi khâm phục những tấm gương của nhiều người, nhưng trước hết là khâm phục anh Filippo, và người bạn than yêu Donatello của chúng ta với cống hiến của mình, hai người đã không thua kém gì những cổ nhần đầy vinh quang…”      



Dục Anh Viện (Foundling Hospital)
Mặt tiền Dục Anh Viện (Foundling Hospital)



Milano
Milano Grazie
2. Kiến trúc sư Bramante
          Những thiên tài của nền kiến trúc văn nghệ Phục Hưng như Bramete, Michelangelo và nhiều kiến trúc sư lớn khác như Peruzzi, San Gallo, Cacio Maderna đã tham gia vào việc xây dựng Nhà thờ Saint Pierre thuộc vào loại có một không hai trên thế giới ở Roma. Trong hơn nữa thế kỷ, họ nối tiếp nhau gánh vác công việc nặng nề nhưng vinh quang này. Nhưng công đầu thuộc về Bramante và Michelangelo.



Bramante
Bramante
           Danoto Bramante (1444-1514) đã là người đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng Nhà thờ Saint Pierre phương án xây dựng nhà thờ này của ông được giải thưởng năm 1505, vào lúc tài năng của ông nở rộ.
           Bramante chính là người chủ trương kiến trúc phải là không gian ba chiều chứ không phải hai chiều, ông chú ý đến hình khối chứ không phải mặt phẳng. Ở Milano ông đã làm bạn với Leonardo da Vinci, một người rất coi trọng hình khối.
         Chính Bramante là người đã định hình một phong cách Phục hưng chính thống ở Roma, giúp Giáo hoàng thể hiện được đường lối phát triển mạnh mẽ của ông ta dưới chiêu bài: “Urbiet Orbi” (thống trị La Mã và thống trị Thế giới).



Vatican
Tòa thánh Vatican
         Bramante mang hoài bão lớn xây dựng một tấm bia kỷ niệm cho một thời đại, ông thiết kế mặt bằng kiểu tập trung, bảo đảm cho nội thất sáng sủa, hài hòa, không có sắc thái thần bí.
         Phong cách của Bramante đã được định hình qua tác phẩm Tempietto ở Montorio và một số công trình như các sân lớn tòa Thánh Vatican; sân Saint Damat và sân Belvedere.

3. Kiến trúc sư Michelangelo (1475-1564)
        Là một hoạ sĩ nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Italia. Dù ít có những đột phá bên ngoài nghệ thuật, sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với đối thủ và là người bạn Leonardo da Vinci.



Michelangelo

Michelangelo (1475-1564)

       Khả năng sáng tạo của Michelangelo trong mọi lĩnh vực ông tham gia trong suốt cuộc đời dài của mình rất phi thường; khi tính cả các thư từ, phác thảo, ký sự còn lại, ông là nghệ sĩ được ghi chép đầy đủ nhất về cuộc đời ở thế kỷ 16. Hai trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Pietà David, được thực hiện trước khi ông sang tuổi 30. Dù ông không được đánh giá nhiều trong hội hoạ, Michelangelo cũng đã tạo ra hai trong các tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong thể loại bích hoạ trong lịch sử Nghệ thuật phương Tây: các cảnh Chúa sáng tạo ra thế giới trên trần và Sự phán xét cuối cùng trên bức tường bệ án thờ Nhà nguyện Sistine ở Rome. Là một kiến trúc sư, Michelangelo là người tiên phong trong phong cáchMannerist tại Thư viện Laurentian. Ở tuổi 74 ông kế tục Antonio da Sangallo Trẻ trở thành kiến trúc sư của Nhà thờ thánh Peter. Michelangelo đã thay đổi đồ án, góc phía tây được hoàn thiện theo thiết kế của Michelangelo, mái vòm được hoàn thành sau khi ông mất với một số sửa đổi.



Sistine
Michelangelo đã vẽ trên trần Nhà nguyện Sistine
        Một ví dụ về vị trí độc nhất của Michelangelo, ông là nghệ sĩ phương Tây đầu tiên có tiểu sử được xuất bản khi đang còn sống. Hai cuốn tiểu sử đã được xuất bản trong khi ông đang sống; một trong số đó, bởi Giorgio Vasari, cho rằng ông là động cơ của mọi thành tựu nghệ thuật từ khi bắt đầu thời kỳ Phục hưng, một quan điểm vẫn tiếp tục được ủng hộ trong lịch sử nghệ thuật trong nhiều thế kỷ. Trong đời mình, ông cũng thường được gọi là Il Divino ("người siêu phàm"). Một trong những phẩm chất của ông được những người đương thời ngưỡng mộ nhất là terribilità, một cảm giác kính sợ trước sự vĩ đại, và các nỗ lực của những nghệ sĩ thời sau học theo phong cách say mê và rất cá nhân của ông đã dẫn tới Mannerism, phong trào lớn tiếp sau trong nghệ thuật phương Tây sau thời Đỉnh cao Phục hưng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...